Các bước xây dựng chiến lược thương hiệu bất kì nhà Marketer nào cũng nên nắm rõ - Vũ Digital | Agency thiết kế, tư vấn nhận diện thương hiệu

04/09/2020

Các bước xây dựng chiến lược thương hiệu bất kì nhà Marketer nào cũng nên nắm rõ

Xây dựng chiến lược thương hiệu là một trong những bước khó khăn nhất trong quá trình lên kế hoạch marketing. Nó thường là thách thức lớn cho hầu hết các doanh nghiệp, nhưng là một bước tiến quan trọng trong việc tạo ra nhận diện của công ty. Vậy đâu sẽ là các bước xây dựng chiến lược thương hiệu hiệu quả? Cùng theo dõi chi tiêt bài viết dưới đây!

Chiến lược thương hiệu là gì?

Chiến lược thương hiệu là gì? (Ảnh: Go Local Interactive)
Chiến lược thương hiệu là gì? (Ảnh: Go Local Interactive)
Chiến lược thương hiệu được hiểu là cách xây dựng kế hoạch lâu dài cho sự phát triển của một thương hiệu nhằm đạt được những mục tiêu cụ thể, định vị thương hiệu và gây ấn tượng với khách hàng mục tiêu. Nếu không có kế hoạch xây dựng chiến lược thương hiệu thì rất dễ tạo ra những xung đột, hiểu lầm trong kế hoạch phát triển thị trường của hãng, doanh nghiệp sẽ hoạt động không nhất quán, hình ảnh mờ nhạt, khách hàng không có ấn tượng. Xây dựng chiến lược thương hiệu sẽ giúp các doanh nghiệp có nền tảng vững chắc trong quá trình chinh phục chiếm lĩnh thị trường.

Vai trò của việc xây dựng chiến lược thương hiệu cho doanh nghiệp

Xây dựng thương hiệu giúp mọi người nhận diện sản phẩm

Thương hiệu không chỉ là cái tên, logo sản phẩm hay màu sắc đặc trưng mà còn là những ấn tượng và đánh giá của người dùng về sản phẩm và dịch vụ của bạn. Việc xây dựng thương hiệu không chỉ nhằm định vị tên tuổi trên thị trường mà còn là cách để tạo điểm nhấn khác biệt về sản phẩm của bạn so với các đối thủ khác trong lòng người dùng.

Một minh chứng thành công cho việc này là thương hiệu Coca Cola. Hơn 90% dân số trên toàn thế giới đều dễ dàng nhận biết sản phẩm của hãng với hai màu chủ đạo trên logo là đỏ và trắng cùng những quảng cáo rất viral truyền cảm hứng lạc quan, tinh thần vui vẻ tới người dùng.
Xây dựng thương hiệu giúp mọi người nhận diện sản phẩm
(Ảnh: Cool stuff)

Khác biệt hóa doanh nghiệp của bạn với đối thủ cạnh tranh

Trở thành “Lovemark” – thương hiệu được yêu thích, là mục tiêu tối cao mà thương hiệu nào cũng muốn đạt được. Việc xây dựng chiến lược thương hiệu sẽ giúp bạn khác biệt hóa sản phẩm của doanh nghiệp, hướng người dùng sử dụng sản phẩm của bạn thay vì của đối thủ cạnh tranh.

Giúp kết nối với người tiêu dùng

Việc xây dựng chiến lược thương hiệu giúp ban tạo niềm tin với thị trường mục tiêu, từ đó tạo ra lòng trung thành với thương hiệu. Hãy gắn kết những giá trị cảm xúc vào thương hiệu của bạn và truyền tải cảm xúc đó để khách hàng cảm nhận. Bởi cảm xúc là điều chạm đến người dùng nhanh nhất và dễ lan tỏa nhất. Khi đã chiếm được thiện cảm từ người dùng, bạn sẽ không phải tốn quá nhiều ngân sách để đầu tư vào quảng cáo, KOLs mà khi đó, hiệu ứng truyền miệng (word of mouth) sẽ giúp bạn lan tỏa rộng khắp trong cộng đồng.

Khiến khách hàng dễ dàng lựa chọn sản phẩm của bạn

Xây dựng thương hiệu còn là xây dựng niềm tin từ khách hàng và người tiêu dùng với những lý do thuyết phục họ sử dụng sản phẩm/dịch vụ của bạn. Một doanh nghiệp truyền tải thông điệp giá trị rõ ràng và hành động tốt sẽ thu hút lượng khách hàng trung thành.

Bên cạnh đó, sản phẩm phù hợp cùng với trải nghiệm thương hiệu tích cực sẽ giúp khách hàng dễ dàng lựa chọn hơn, bởi vì người tiêu dùng sẽ biết chính xác những gì họ trải nghiệm khi sử dụng sản phẩm của thương hiệu đó.

Quy trình xây dựng chiến lược thương hiệu mạnh

Xác định khách hàng mục tiêu

Khách hàng mục tiêu (hay còn gọi là thị trường mục tiêu) là nhóm khách hàng mà doanh nghiệp của bạn hướng tới, họ có nhu cầu sử dụng sản phẩm, dịch vụ của bạn và có thể chi trả cho sản phẩm, dịch vụ để có thể đáp ứng nhu cầu của bản thân. Bạn có thể áp dụng mô hình 5W để xác định khách hàng mục tiêu doanh nghiệp cụ thể như:

– Who: Ai là người mua, sử dụng sản phẩm, dịch vụ của bạn? Hãy xác định khách hàng mục tiêu của mình dựa theo các tiêu chí như: Giới tính, độ tuổi,…

– What: Khách hàng muốn điều gì ở sản phẩm, dịch vụ của bạn?

– Why: Vì sao họ quan tâm đến sản phẩm, dịch vụ của bạn? Họ mua để làm gì?

– Where: Họ ở đâu? Mức thu nhập của họ? Bạn có thể xác định dựa trên: vị trí địa lý, mức thu nhập, sở thích, nhu cầu, hành vi tiêu dùng,…

– When: Họ mua sản phẩm, dịch vụ của bạn khi nào?

Xác định vị thế cạnh tranh của các thương hiệu trên thị trường

Ngoài việc nghiên cứu nhu cầu của khách hàng mục tiêu, bạn cũng cần nghiên cứu về đối thủ của mình để có chiến lược đúng phát triển cho doanh nghiệp. Phân tích đối thủ và tìm ra điểm yếu cũng như lợi thế của mình so với đối phương để có chiến lược đúng đắn nhất. Để làm được điều này, bạn cần trả lời 4 câu hỏi:

  • Thông điệp mà đối thủ truyền thông đến người dùng là gì?
  • Chất lượng sản phẩm/dịch vụ của họ như thế nào?
  • Đâu là điểm đặc biệt trong sản phẩm/dịch vụ của họ?
  • Phản hồi của khách hàng khi sử dụng sản phẩm/dịch vụ của đối thủ?

Từ việc nghiên cứu các các đối thủ sẽ giúp bạn tìm ra mấu chốt để phát triển thương hiệu. Học hỏi những điểm tốt của đối phương nhưng sáng tạo và đổi mới theo cách riêng bạn để tạo sự khác biệt giữa từng doanh nghiệp và thuyết phục người dùng tin dùng sản phẩm của mình. Điểm khác biệt này sẽ trở thành dấu ấn trong mắt khách hàng của bạn.

Xác định xu hướng và cơ hội trên thị trường

Xu hướng của thị trường (Market Trend) là việc thay đổi, di chuyển hướng đi của thị trường. Đối với mỗi ngành hàng, mỗi loại hình dịch vụ lại có những xu hướng khác nhau. Nếu bạn cứ đi theo lối mòn và không thay đổi theo xu hướng thị trường thì sớm muộn cũng bị lỗi thời và có doanh nghiệp khác thay thế.

Việc xác định các xu hướng của thị trường mục tiêu cũng sẽ giúp bạn xác định cơ hội cho doanh nghiệp trên thị trường. Nhận biết sự thay đổi từ nhu cầu người dùng đến dự đoán xu hướng tiêu dùng mới, các chiến lược và đối thủ để tìm hướng đi đúng đắn, phù hợp cho doanh nghiệp của mình.

Xác định giá trị cốt lõi của thương hiệu

Hệ thống giá trị cốt lõi hay còn gọi là Core Value là những yếu tố thiết yếu và lâu dài, là bộ quy tắc hướng dẫn chi tiết, định hướng hành vi của các thành viên trong doanh nghiệp. Muốn thương hiệu phát triển bền vững bạn phải xác định được giá trị cốt lõi của thương hiệu. Nếu không có yếu tố này thì doanh nghiệp của bạn khó có thể tồn tại lâu trong thị trường và trong tâm trí khách hàng.

Xây dựng định vị thương hiệu

Xây dựng định vị thương hiệu là bước quan trọng nhất trong quy trình xây dựng chiến lược thương hiệu. Việc định vị thương hiệu giúp Định vị thương hiệu là điều mà doanh nghiệp muốn khách hàng liên tưởng tới khi nhắc đến sản phẩm, dịch vụ của bạn, là việc tạo nên vị thế khác biệt của doanh nghiệp của bạn so với các đối thủ trên thị trường.

Xây dựng định vị thương hiệu
(Ảnh: Mailrelay)

Bạn có thể định vị thương hiệu dựa trên:

  • Định vị thương hiệu dựa vào chất lượng
  • Định vị dựa vào giá trị
  • Định vị dựa vào tính năng
  • Định vị dựa vào mối quan hệ
  • Định vị dựa vào mong ước
  • Định vị dựa vào vấn đề/ giải pháp
  • Định vị dựa vào đối thủ
  • Định vị dựa vào cảm xúc
  • Định vị dựa vào công dụng của sản phẩm, dịch vụ.

Xây dựng bộ nhận diện thương hiệu

Xây dựng nhận diện thương hiệu là việc cá nhân hóa thương hiệu của bạn, tạo dấu ấn với khách hàng. Đây là bước không thể thiếu trong quy trình xây dựng chiến lược thương hiệu chuyên nghiệp. Hãy xây dựng bộ nhận diện thương hiệu qua việc lập tên thương hiệu, thiết kế logo, biểu tượng, nhạc hiệu, khẩu hiệu, thông điệp,…

Để xây dựng bộ nhận diện thương hiệu đạt kết quả cao, cần chú các yếu tố:

  • Dễ nhớ
  • Có ý nghĩa
  • Dễ chuyển đổi
  • Dễ thích nghi
  • Dễ bảo hộ

Xây dựng bộ nhận diện thương hiệu
Xây dựng bộ nhận diện thương hiệu

Quản trị thương hiệu

Quản trị thương hiệu là việc duy trì vị thế, hình ảnh của hãng trên thị trường. Một thương hiệu dù lớn đấy mấy mà không có chiến lược quản trị thương hiệu thì hình ảnh công ty sớm muộn cũng sẽ mờ nhạt trong tâm trí người tiêu dùng. Đặc biệt khi thị trường kinh doanh ngày càng gay gắt và mạnh mẽ như hiện nay thì việc quản trị thương hiệu có yếu tố quyết định sống còn đến thương hiệu bạn gây dựng.

Ví dụ chiến lược thương hiệu sản phẩm của các thương hiệu lớn

Chiến lược thương hiệu của Vinamilk

Chiến lược thương hiệu của Vinamilk
(Ảnh: Vinamilk)

Vinamilk là thương hiệu sữa “quốc dân” của Việt Nam, được đánh giá là doanh nghiệp có tốc độ phát triển rất nhanh tại thị trường Việt. Qua mỗi giai đoạn phát triển, hãng đều chứng tỏ được vị thế của  thương hiệu mạnh và khó có thể bị đánh đổ tại nội địa, hơn thế Vinamilk đang có những bước tiến xa hơn khi thâm nhập các thị trường ngoại cũng cho thấy tham vọng của hãng để gia tăng sức mạnh của mình. Để có được thành công như vậy, hãng cũng phải đối mặt với không ít khó khăn, thách thức trong đó, xây dựng chiến lược Marketing bài bản, chuyên nghiệp góp phần rất lớn trong việc giữ vững vị thế số 1 của mình trong thị trường sữa tươi Việt Nam.

Chiến lược thương hiệu của Coca Cola

Chiến lược thương hiệu của Coca Cola
(Ảnh: Marketing Week)

Chiến lược thương hiệu của Coca Cola đạt được thành công lớn từ hàng trăm năm về trước, khi hãng đặt những nền móng đầu tiên để xây dựng thương hiệu. Sự nhất quán của Coca Cola được nhận thấy rõ trong bộ nhận diện của mình từ màu sắc, phông chữ đến cách thiết kế chai khiến người dùng rất dễ nhận biết sản phẩm. Logo với hai tông màu trắng, đỏ chủ đạo được phổ biến và công nhận ở khắp nơi trên thế giới nên mọi người rất dễ nhận biết. Hơn thế nữa, cách truyền thông và quảng cáo của Coca Cola luôn mang lại cảm giác hào hứng và đầy mới mẻ cho người xem, hãng đã giữ bản sắc thương hiệu và sản phẩm của họ được tin dùng trong suốt hơn 100 năm qua, xứng đáng là thương mạnh trong ngành FMCG.

Chiến lược thương hiệu của Apple

Chiến lược thương hiệu của Apple
(Ảnh: Mac Rumors)

Chiến lược xây dựng thương hiệu của Apple tập trung nhiều vào cảm xúc mà khởi đầu chính là từ những trải nghiệm sản phẩm Apple. Thương hiệu Apple thiên về sự đơn giản, thiết kế sản phẩm hướng theo nhu cầu của người sử dụng và mang đến cho mọi người nhiều tiện ích thông qua công nghệ, hướng Apple trở thành một công ty mang tính nhân văn bằng sự kết nối chân thành với khách hàng. Để có được thương hiệu lớn mạnh như hôm nay không thể không kể đến màn định vị thương hiệu “bậc thầy” mà Steve Jobs đã gây dựng cho hãng, người đã hình thành nền văn hóa và thương hiệu mạnh cho Apple. Ngay từ những ngày đầu ra mắt thương hiệu, Apple đã làm thay đổi cục diện thị trường smartphone thế giới, nhắm đến thị phân khúc khách hàng cao cấp và tự định vị mình là thương hiệu với các sản phẩm gán mắc “Luxury” bởi giá thành của các sản phẩm Apple luôn đắt hơn so với đối thủ thậm chí còn được “hét” giá trên trời khi xách tay.

Tạm kết

Trên đây là những kiến thức chung về chiến lược thương hiệu cũng như các bước chính để xây dựng thương hiệu đạt kết quả cao. Đây là việc làm không thể thiếu của mỗi doanh nghiệp ngay từ khi mới thành lập. Việc xây dựng chiến lược không chỉ là kim chỉ nam cho những định hướng phát triển sau này mà còn là cách gia tăng và ghi nhớ dấu ấn thương hiệu bạn trong lòng người dùng.

Phương Thảo – MarketingAI

1 nhận xét:

  1. What is the best poker room in Vegas? - Dr.MCD
    This is my favorite casino, 광주 출장안마 and 동두천 출장샵 I know why this one has one of the best slots 보령 출장안마 rooms anywhere in the 안양 출장샵 country. The Wynn Las 전라남도 출장샵 Vegas has the

    Trả lờiXóa