Văn hóa thương hiệu - liệu có phải là bảng nội quy “đi nhẹ nói khẽ cười duyên” mình hay thấy trước cửa văn phòng? Nó có vai trò trong việc hoạch định chiến lược thương hiệu? Và nó có thật sự quan trọng? Bài viết dưới đây Vũ Digital hi vọng sẽ “gỡ rối” cho 1001 thắc mắc của bạn về văn hóa thương hiệu.
Văn hóa thương hiệu là gì?
Là tất cả những giá trị mà doanh nghiệp theo đuổi có ảnh hưởng quan trọng tới nhận thức, hành vi của nhân viên và khách hàng. Văn hóa thương hiệu bao gồm hai yếu tố: giá trị cốt lõi và văn hóa trong nội bộ.
Nếu thương hiệu của bạn là một chiếc smartphone thì văn hóa thương hiệu đóng vai trò như hệ điều hành. Một chiếc điện thoại muốn hoạt động thì bắt buộc phải có hệ điều hành và một thương hiệu muốn tồn tại cũng cần có văn hóa doanh nghiệp vững chắc.
>> Xem thêm: Các bước xây dựng chiến lược thương hiệu bất kì nhà Marketer nào cũng nên nắm rõ
Có thể thấy, văn hóa thương hiệu đóng vai trò thiết yếu trong việc tạo sự khác biệt trên thị trường cạnh tranh và cho thấy chiến lược hiệu quả trong doanh nghiệp.
Tại sao phải có văn hóa thương hiệu?
Khách hàng không chi trả cho sản phẩm mà họ “mua” trải nghiệm. Vậy trải nghiệm ở đây là gì? Chính là văn hóa thương hiệu.
Những giá trị cốt lõi của thương hiệu tác động tới nhận thức của khách hàng, từ đó kích thích nhu cầu trải nghiệm và đặt mối quan hệ lâu dài với thương hiệu của bạn. Không những thế, từ văn hóa thương hiệu, khách hàng dễ dàng tìm thấy mối liên kết giữa thương hiệu với bản thân và sẵn lòng giới thiệu thương hiệu đến mọi người xung quanh.
Đối với nội bộ, văn hóa thương hiệu giúp xây dựng chiến lược hiệu quả, làm rõ vai trò của cá thân đối với doanh nghiệp và chủ động tăng năng suất làm việc. Đó chính là chìa khóa giúp bạn phát triển nguồn lực và thu hút nhân tài.
Quy trình xây dựng văn hóa thương hiệu
Gồm 4 bước như sau:
- Xác định giá trị cốt lõi: Thương hiệu của bạn là ai? Tại sao nó lại xuất hiện? Thương hiệu của bạn đưa đến các giá trị nào cho khách hàng? Hãy đưa ra câu trả lời cụ thể để phác thảo nên giá trị tính cách, sứ mệnh và tầm nhìn thương hiệu.
- Biến các giá trị trên bàn giấy thành hiện thực: đây là giai đoạn cụ thể hóa các công việc phục vụ cho các giá trị đã đề ra giúp nhân viên nhận thức rõ vai trò của họ trong doanh nghiệp.
- Xây dựng môi trường làm việc lý tưởng: những ý tưởng sáng tạo được tạo nên từ tinh thần thoải mái, nên một không gian thoáng đãng, nhiều cây xanh có thể sẽ nâng cao năng suất nhân viên của bạn.
- Gắn bó với lời hứa thương hiệu: muốn khách hàng trung thành thì trước mắt doanh nghiệp phải cam kết trung thành với những văn hóa đã đề ra: không tự do thay đổi, không áp dụng bất hợp lý…
Một văn hóa doanh nghiệp tích cực sẽ truyền động lực mạnh mẽ cho nhân viên, cải thiện năng suất làm việc và giúp họ gắn bó lâu dài với doanh nghiệp của bạn. Từ đó, thương hiệu tạo dựng được hình ảnh thân thiện, rút ngắn khoảng cách với khách hàng và thành công với chiến lược thương hiệu đã đặt ra.
>> Có thể bạn quan tâm: Thương hiệu là gì? 6 yếu tố hội tụ trong một thương hiệu hoàn hảo
Case study từ Airbnb và Netflix
Nhắc đến “ông trùm” trong việc sáng tạo văn hóa thương hiệu, chắc chắn phải nhắc đến Airbnb - ứng dụng đặt phòng và dịch vụ trải nghiệm trực tuyến.
Văn phòng thương hiệu Airbnb. |
Mở cửa tham quan văn phòng - đây là cách nhanh nhất để khách hàng cảm nhận và trải nghiệm 100% văn hóa thương hiệu của Airbnb. Từ bức tường lưu giữ tất cả hình ảnh khách hàng, phục vụ bộ phim về hàng không, chuẩn bị đồ ăn vặt... , đây không chỉ để lại thiện cảm ngay từ lần đầu mà còn Airbnb còn xác định rõ vai trò của mình trong ngành du lịch trực tuyến.
Một ví dụ khác trong việc thể hiện văn hóa doanh nghiệp một cách độc đáo, đó chính là Netflix - dịch vụ xem phim trực tuyến nổi tiếng.
Phong cách nhân viên của Netflix. |
Không phải “Bạn đã làm việc trong bao nhiêu tiếng?” mà “Trong khoảng gian vừa rồi, bạn đã làm được những công việc gì?” - đó mới là câu hỏi mà ông chủ Netflix dùng để kiểm soát hiệu suất làm việc của nhân viên mình. Một nhân viên làm việc quá 40 tiếng/tuần nhưng không đem lại kết quả tốt như một nhân viên chỉ sử dụng 35 tiếng/tuần thì vẫn bị Netflix “nhắc nhở”.
Sự tin tưởng và cho phép nhân viên tự do phát triển, Netflix đã xây dựng thành công nguồn nhân lực bằng ý chí làm việc nghiêm túc chứ không phải tinh thần chống đối.
Với hai ví dụ trên, có thể thấy, văn hóa doanh nghiệp không chỉ dừng lại ở những giá trị vật chất (như: chính sách phúc lợi, lương, chế độ đãi ngộ…) mà nó còn phụ thuộc vào yếu tố tinh thần (như: không gian làm việc, giờ giấc và đồng nghiệp…)
Nếu doanh nghiệp như một trang mạng xã hội thì nhân viên như hình ảnh đại diện đem lại ấn tượng cho khách hàng. Để đạt được chiến lược thương hiệu như mong đợi, trước hết, hãy dành thời gian đầu tư nguồn nhân lực thật hiệu quả, khiến họ hạnh phúc mỗi sáng thức dậy và sẵn sàng dành 100% năng lượng cho công việc thay vì mục đích nhận lương cuối tháng.
>> Có thể bạn quan tâm: Chiến lược cần xoay quanh ý nghĩa thương hiệu
Không chỉ đưa ra các giải pháp mà Vũ Digital còn sẵn sàng đồng hành cùng bạn xây dựng chiến lược và văn hóa thương hiệu để đưa doanh nghiệp của bạn phát triển mạnh mẽ hơn. Hãy liên hệ Vũ: 03666.366.999 để xây dựng thương hiệu bền vững mà bạn mong muốn.
1. Khái niệm văn hóa thương hiệu:
- Là tất cả những giá trị mà doanh nghiệp theo đuổi có ảnh hưởng quan trọng tới nhận thức và hành vi của nhân viên và khách hàng. Văn hóa thương hiệu bao gồm hai yếu tố: giá trị cốt lõi và văn hóa trong nội bộ.
2. Quy trình tạo dựng văn hóa thương hiệu:
- Xác định giá trị cốt lõi (tầm nhìn, sứ mệnh, bản sắc thương hiệu…)
- Truyền cảm hứng hành động cho nhân viên từ những giá trị cốt lõi đã đề ra
- Xây dựng môi trường làm việc lý tưởng
- Cam kết trung thành với những giá trị đang theo đuổi
3. Vai trò của văn hóa thương hiệu trong việc phát triển doanh nghiệp:
- Đối với khách hàng: giúp họ phân biệt thương hiệu của bạn giữa các đối thủ khác, đem đến trải nghiệm gần gũi đưa khách hàng tới gần hơn với thương hiệu, từ đó họ sẵn lòng chi trả cho những “trải nghiệm” đáng giá đó.
- Đối với nội bộ: tạo động lực, nâng cao nhận thức vai trò của bản thân trong tập thể và tăng hiệu quả công việc.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét